Tại sao lại phải chống dột mái tôn?
Mái tôn là loại vật liệu rất phổ biến hiện nay. Vậy tại sao nó lại trở nên thông dụng như vậy. Để biết nguyên nhân, ta cần đi tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của mái tôn. Trước hết ta cần biết mái tôn là gì để có biện pháp chống dột mái tôn phù hợp.
Mái tôn hay còn được gọi là tôn lợp, tấm lợp… đây là loại vật liệu được sử dụng cho các công trình nhằm bảo vệ công trình khỏi các tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió,…
Mái tôn được sản xuất từ rất nhiều loại vật liệu. Bởi vậy, giá cả của mái tôn cũng rất đa dạng. Những tiêu chí bạn cần lưu ý khi lựa chọn mái tôn là chi phí, thẩm mỹ và độ bền. Tùy vào mục đích sử dụng mà ta sẽ có những phương án lựa chọn mái tôn phù hợp. Ưu nhược điểm của mái tôn khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu sử dụng của mái tôn. Bên cạnh việc lựa chọn loại tôn phù hợp cho công trình, bạn cần hết sức lưu ý trong vấn đề chống dột cho mái tôn.
Mái tôn trên thị thường hiện nay rất đa dạng. Tôn đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và chủng loại. Tuổi thọ của tấm lợp tôn cũng rất ưu việt. Tấm lợp nhựa có tuổi thọ từ khoảng 15 đến 50 năm. Còn đối với các tấm lợp kim loại thì có tuổi thọ khoảng 30 đến 50 năm. Đối với công trình có mục đích sử dụng lâu dài thì bạn nên cân nhắc trong việc sử dụng tấm lợp kim loại.
Mái tôn rất đa dạng về chủng loại, màu sắc và hình dáng nhưng công việc chống dột mái tôn lại không phức tạp
Thông thường, tôn thường có chiều dài khoảng từ 0,4 đến 0,6 mm
- Tìm hiểu những loại tôn têu biểu để có biện pháp chống dột cho mái tôn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tôn cho bạn lựa chọn. Hãy lựa chọn một loại tôn phù hợp với nhu cầu và kinh tế của bạn. Bạn có thể tham khảo một số thể loại như sau:
- Tôn 5 sóng: tôn sử dụng cho mái, có chiều cao sóng khá lớn nên có khả năng chống tràn nước rất tốt.
- Tôn sóng vuông 7 sóng: Tôn sử dụng cho vách ngăn nên có chiều cao sóng khá thấp
Chống dột mái tôn cho tôn 7 sóng
- Tôn sóng vuông 9 sóng: Đặc điểm của sống này là có chiều cao sóng thấp, số lượng sóng nhiều nhuyển thường sử dụng cho vách nó mang đến tính thẩm mỹ chobề mặt công trình.
- Tôn seamlock: Tôn sử dụng cho mái, không sử dụng vít, có chiều cao sóng lớn đến 84, chống đột nước mái tuyệt đối.
- Tôn sáng: Tôn này thường sử dụng cho các công trình nó cũng dùng cho mái, vách. Mục đích lấy sáng tốt, có độ trong suốt cao, chịu nhiệt, chịu được áp lực có thể nhìn xuyên thấu.
Chống dột mái tôn ở tôn nhựa sáng
Lựa chọn tôn vì tính ưu việt của nó nhưng cần chú trọng tới vấn đề chống dột mái tôn.
- Cần chống dột mái tôn bên cạnh việc xem xét ưu điểm của nó
Mái tôn đang rất được nhiều người ưa chuộng. Sở dĩ được lựa chọn nhiều như vậy là bởi nó có rất nhiều ưu điểm,cụ thể:
- Đầu tiên, ta nói đến độ bền. Mái tôn được làm từ những kim loại nhẹ hoặc hợp kim khác nhau. Do vậy, tấm lợp kim loại có thể chống chịu được những điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa, nắng,… Đây là một ưu thế của mái tôn. Và đồng thời, đây cũng là thách thức đối vơi vấn đề chống dột mái tôn.
- Thứ hai là tính thẩm mỹ và trọng lượng ưu việt. Mái tôn có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng đẹp, bắt mắt để chúng ta có thể lựa chọn. Bên cạnh mẫu mã đa dạng, mái tôn còn có ưu điểm đáng kể là nhẹ. So với nhiều loại vật liệu được dùng làm mái nhà như ngói, bê tông… mái tôn có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Do vậy nó rất dễ dàng vận chuyển và phù hợp với những công trình có tải trọng không lớn.
- Thứ ba là về tuổi thọ. Mái tôn thường có tuổi thọ tương đối lớn. Tuổi thọ của tấm lợp kim loại từ 30 đến 50 năm. Mái tôn được sử dụng trong thời gian rất dài nên qua thời gian, nó cũng có thể gặp một số vấn đề, cụ thể ở đây là dột. Bởi vậy mà việc chống dột mái tôn cần được hết sức lưu ý.
- Thứ tư là dễ dàng lắp đặt. So với các loại mái khác, tôn được lắp đặt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Thứ năm, về khả năng chống nóng. Rất nhiều vật liệu dùng làm mái khác đều hấp thụ nhiệt lượng từ mặt trời. Nhưng, đối với mái tôn – tấm lợp kim loại – thì lại khác. Tấm lợp này lại phản xạ hầu hết các tia nắng mặt trời, kể cả tia độc hại như UV.
- Cuối cùng, lựa chọn mái lợp bằng tôn là một lựa chọn tương đối tối ưu về mặt kinh tế. Như đã nói ở trên, tuổi thọ của mái tôn khá dài (30-50 năm). Bên cạnh đó, đối với mái tôn, chi phí dành cho công việc bảo trì, bảo dưỡng phải bỏ ra là không đáng kể.
Trên đây là những ưu điểm của mái tôn – tấm lợp kim loại. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm cộng ấy, mái tôn thường có khá nhiều khả năng bị dột. Vậy nên ta không thể không quan tâm tới việc chống dột mái tôn. Bởi một điều chắc chắn rằng không một ai muốn sống trong một ngôi nhà mà mỗi lẫn mưa lại bị dột. Nhà dột sẽ gây cho người ở một cảm giác vô cùng khó chịu, ức chế và bất tiện trong sinh hoạt.
Sở dĩ mái lợp bằng tôn hay bị dột là do bản chất cấu tạo của nó là kim loại. Tuy được làm từ kim loại chịu lực, chịu nhiệt nhưng nó vẫn có thể bị nứt, bị thủng khi bị vật cứng đâm vào. Ví dụ như trong trường hợp thời tiết cực đoan các vật nhọn, sắc và cứng có thể bị cuốn và đập vào mái tôn của gia đình. Hay bị con người vô tình tác động tới. Từ đó gây ra vấn đề dột của mái nhà.
Sau mưa bão cần chống dột mái tôn
Hoặc cũng có thể là do những mối nối, cố định các tấm mái tôn gặp vấn đề. Qua nhiều thời gian sử dụng, các vật dùng để cố định như gioăng cao su tại bộ phận mũ đinh, đinh bị hỏng, mục… có thể tạo lỗ hổng, lỗ rò trên bề mặt mái tôn, dẫn nước từ mái chảy từ mái xuống nhà.
“Nhà dột từ nóc dột xuống” là điều mà không ai mong muốn.Vì vậy công việc chống dột mái tôn là điều hết sức cần thiết.
- Chống dột mái tôn là gì?
Chống dột mái tôn là những biện pháp nhằm chỉnh sửa, khắc phục những lỗ hổng, vết nứt, lỗ rò trên bề mặt mái tôn. Tùy theo những vấn đề mà mái tôn gặp phải mà ta sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp.
Xác định vấn đề mái tôn thường hay gặp phải để có giải pháp chống dột mái tôn phù hợp
- Bị dột từ những mũ đinh.
Cần chống dột mái tôn do sự cố từ mũ đinh
Đinh là dụng cụ dùng để gắn kết, cố định mái tôn. Mũ đinh là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khí hậu, chịu tác động trực tiếp của ngoại lực (nắng, gió, mưa…). Vậy nên, nếu không được gia cố cẩn thận thì có nhiều khả năng mỗi khi mưa, nước ngoài trời sẽ “lọt”vào nhà. Vì vậy, gia đình bạn sẽ nảy sinh nhu cầu về vấn đề giải quyết chống dột mái tôn.
- Do gioăng cao su tại bộ phận mũ đinh bị lão hóa, mục.
Gioăng cao su là vòng đệm cho các bộ phận của máy móc, thiết bị. Gioăng cao su được pha trộn thêm một số chất phụ gia nhằm gia tăng thêm công dụng, tính năng. Gioăng cao su có tác dụng làm kín, chống ồn, có thể chống thấm nước, hiện tượng tràn, chảy dầu, cách nhiệt tốt,… Theo thời gian, tại bộ phận mũ đinh, gioăng cao su có thể bị mục, hỏng… Chính vì vậy, chức năng làm kín, chống thấm nước của gioăng có thể sẽ bị suy giảm hoặc thậm chí là mất đi. Như vậy, nước mưa sẽ có nhiều cơ hội để tràn vào nhà bạn.
- Do lực hút của gió mũ đinh bị bật lên dẫn đến hở gioăng.
Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Vì vậy, các hiện tượng như mưa, bão… xuất hiện rất thường xuyên. Trong cơn mưa, các hiện tượng tự nhiên như gió, lốc luôn có khả năng xảy ra. Như vậy, bộ phận mũ đinh nếu không được gia cố kỹ càng thì sẽ có khả năng bị bật lên, dẫn đến hở gioăng. Và khi gioăng không còn đảm nhiệm đúng nhiệm vụ của mình là làm kín và chống thấm thì nước mưa sẽ có thể được dẫn vào nhà, và nhà bạn sẽ bị dột.
- Dột từ những vị trí nối tôn, nhất là phía cuối mái (mối nối dọc-song song với xà gồ ,mối nối ngang -vuông góc với xà gồ ).
Chống dột mái tôn ở vị trí mối nối giữa những tấm tôn
Do độ dốc mái nhỏ nên trong trường hợp trời mưa, nhất là mưa to, lưu lượng nước lớn phía cuối của mái, nước thoát không kịp gây tràn vào cáo vị trí nối phía cuối mái. Ở nước ta, những cơn mưa như vậy vẫn thường xuyên xảy ra nên đây là vấn đề rất hay bắt gặp. vì vậy, sự cố này là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới dột mái tôn.
- Dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ, kém chất lượng.
Bề mặt bị hư hại, cần có giải pháp chống dột mái tôn phù hợp
Các yếu tố ngoại lực như gió, lốc… có thể cuốn theo những vật cứng, vật nhọn. Cũng theo chiều gió, những vật như vậy có thể từ không trung vô tình đâm vào mái tôn nhà bạn, tạo ra những lỗ thủng với đủ loại kích thước. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến vấn đề dột. Trong trường hợp này, chống dột mái tôn sẽ trở tành một vấn đề cấp thiết của gia đình bạn.
- Tại các vị trí mũ đinh và chỗ trũng bị đọng nước trên mái tôn, tôn bị sét, rỉ, mục.
Chống dột mái tôn từ nguyên nhân bề mặt tấm lợp bị rỉ sét
Tấm lợp tôn được sản xuất từ các loại kim loại không rỉ như kẽm, nhôm hoặc các loại hợp kim. Nhưng theo thời gian, những vật liệu này cũng có khả năng bị ô xu hóa. Từ đó dẫn tới hiện tượng bị rỉ, set và mục. Từ đó có thể làm cho mái nhà bạn bị dột.
Giải pháp chống dột mái tôn.
Trước khi làm bất kỳ công việc gì, điều quan trọng nhất là khâu chuẩn bị.
Tiến hành lên kế hoạch, chuẩn bị cho công việc chống dột mái tôn
Dù là bất kỳ công việc gì, trước khi tiến hành, chuẩn bị là một khâu không thể bỏ qua.Ta phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Phải có kế hoạch từ mặt thời gian, dụng cụ, kinh phí… cho đến nhân công nhân công.
Chuẩn bị về phương diện thời gian: hãy chọn một ngày không có mưa và đừng quá nắng. Sở dĩ phải như vậy là do điều đó cần thiết cho vấn đề làm khô bề mặt chống thấm của mái tôn. Ngoài ra, thời tiết tốt còn thuận lợi cho công việc chống dột cho mái tôn.
Về mặt dụng cụ, bạn cần hết sức chú trọng ở khâu này. Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị dụng cụ làm sạch cho bề mặt cần chống dột cho mái tôn, cụ thể có thể là bàn chải sắt. Thứ hai là súng bắn keo. Thứ ba là keo chống thấm. Thứ tư là miếng dán chống dột. Cuối cùng là một số chi tiết như súng bắn vít, ốc, vít…
Một điều hết sức quan trọng cho công việc chống dột cho mái tôn là nhân công. Trong vấn đề này, bạn có thể tự làm hoặc thuê, hoặc nhờ người khác làm. Dù là trong trường hợp này thì hãy đảm bảo rằng người tiến hành công việc luôn sẵn sàng.
Sau bước chuẩn bị, chúng ta tiến hành đến công việc chính – thực hiện chống dột cho mái tôn.
Đối với vấn đề dột của mái tôn, chúng ta tạm chia thành ba dạng là: dột ở vị trí tôn bị thủng; dột ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ; dột ở vị trí mũ đinh bị rỉ,bật mái.
Dù là ở dạng nào thì trước khi chống dột cho mái tôn, ta phải tiến hành công việc vệ sinh. Dùng bàn chải sắt loại bỏ những chất bám bẩn trên bề mặt tôn bị hỏng. Tiếp đó, hãy lấy khăn lau sạch bề mặt nơi cần khắc phục.
Sau khi tiến hành vệ sinh bề mặt, ta tiếp tục những công việc tiếp theo. Cụ thể đối với từng dạng chống dột như sau:
- Chống dột mái tôn ở các vị trí thủng tôn
Chống dột mái tôn ở vị trí bị thủng
- Nguyên nhân: Dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ do lâu ngày gặp phản ứng điện hóa bị ăn mòn tôn hoặc do sử dụng loại tôn kém chất lượng gặp nắng nóng giãn ra, lạnh co đột ngột làm thủng lỗ trên mái càng lâu càng nhiều. Lưu ý nếu thủng quá nhiều thì có thể phải thay tôn mới.
- Biện pháp khắc phục:
+ Bước 1: Xác định bề rộng của mái tôn là bao nhiêu m2. Để tính lượng nước mưa khi trời mưa xuống máng và ống thoát nước mới thoát được hết.
+ Bước 2: Máng tôn nhỏ thì thay máng tôn to hơn, bổ sung hoặc thay ống thoát nước to hơn, dày hơn vào các vị trí cần thay lắp.
+ Bước 3: Bơm keo Silicon và các vị trí nối máng, nối mái, cổ ống, đầu vít….tránh cho nước mưa thấm qua.
- Chống dột mái tôn ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ
Chống dột mái tôn ở vị trí nối mái
- Nguyên nhân:Dột từ những vị trí nối tôn, nhất là phía cuối máng thoát nước có độ dốc máng nhỏ, máng thoát nước bé, ống thoát nước nhỏ hoặc khoảng cách đặt ống nước quá xa nên lượng nước mưa thoát không kịp dẫn đến tràn ra ngoài, thấm qua các vị trí nối tôn.
- Biện pháp khắc phục:
+ Bước 1: Xác định vị trí tôn thủng.
+ Bước 2: Cắt một miếng tôn to hơn vị trí thủng.
+ Bước 3: Dán hoặc bắt đè miếng tôn cắt lên vị trí thủng.
+ Bước 4: Bơm keo Silicon lên các mép tiếp giáp xung quanh giữa miếng tôn dán và mái tôn được dán hoặc đầu vít tôn bị bắt đè lên.
- Chống dột mái tôn ở vị trí mũ đinh bị rỉ, bật mái
Chống dột mái tôn ở vị trí mũ đinh bị rỉ
- Nguyên nhân: mái tôn thường xuyên tiếp xúc với nước mưa nên lâu dần tại vị trí đinh ốc vít gắn trên mái bị ăn mòn gây tôn rỉ sét, mục ngày càng rộng ra. Khi có gió thổi mạnh các mũ đinh bị bật lên dẫn đến hở gioăng sẽ gây rò rỉ nước hoặc mái tôn bị lật lên.
- Biện pháp
+ Bước 1: Chuẩn bị keo Silicon và súng bắn vít ( ốc vít, súng bắn Silicon….)
+ Bước 2: Bắn vít bổ sung vào các vị trí ốc vít bị han rỉ, bị bay mũ… để đè tấm tôn xuống.
+ Bước 3: Bơm keo Silicon vào các đầu ốc vít bị han rỉ, vào các lỗ bắn ốc vít cũ, bơm keo lên các đầu ốc vít mới bắn bổ sung.
Kết luận: Mùa mưa sắp đến, cùng chuẩn bị tư thế thật tốt để sẵn sàng nghênh đón nó. Trong những trận mưa lớn, những cơn bão dữ dội, hãy đảm bảo rằng ngôi nhà bạn luôn bền chắc, nhất là phần mái, cụ thể là mái tôn. Nếu bạn muốn có một ngôi nhà vừa ý cùng phần mái tôn bền chắc với vấn đề chống dột mái tôn được đảm bảo hãy đến với chúng tôi. Angcovat của chúng tôi sẽ khiến bạn vừa ý với những mẫu nhà hoàn hảo và phần chống dột mái tôn thạt đảm bảo. Nếu có nhu cầu, bạn hãy liên hệ với chúng tôi